GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG – CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ NHỮNG LỢI ÍCH MÀ TRÁI GẤC MANG LẠI

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG – CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ NHỮNG LỢI ÍCH MÀ TRÁI GẤC MANG LẠI

Trái gấc được coi là một trong những siêu trái cây, có chứa hàm lượng lớn Beta-carotene và Lycopene, bên cạnh đó là một hàm lượng đáng kể các chất béo không bão hòa. Hàm lượng vitamin E trong trái gấc cũng được đánh giá là cao nếu so với các loại quả khác. Vitamin E, một trong số những chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp dầu gấc không bị oxy hóa. Thêm vào đó, hàm lượng lớn Lutein được tìm thấy trong phần vỏ và cùi gấc có tác dụng ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng. Các hợp chất hoạt tính sinh học khác được tìm thấy trong trái gấc như Zeaxanthin và Beta-cryptoxanthin cũng được chứng minh là có lợi cho sức khỏe con người (Bảng 1 và 2).

Bảng 1: Hoạt chất sinh học trong trái gấc tươi (mg/100g)
Hoạt chất sinh họcVỏCùiMàng hạt
Beta- carotene38.4 – 141.624.0 – 43.2160
Lycopene38.4 – 81.614.4 – 49.6154.6 – 305.4
Lutein189.6 – 124816.0 – 144.8na
Zeaxanthinna0.20.9
Beta-cryptoxanthinna0.40.2
Vitamin Enana7.6
Nguồn: Gấc: Các hợp chất hoạt tính sinh học, lựa chọn chế biến và sử dụng các sản phẩm chế biến, Kha Chấn Tuyền & Nguyễn H Minh – Trường Môi trường và Khoa học cuộc sống, Đại học Newcastle.
 
Bảng 2: Thành phần axit béo và tổng hàm lượng chất béo trong màng hạt và hạt gấc
 
Các axit béo% trên tổng lượng axit béo
HạtMàng hạt
Myristicna0.87
Palmitic5.622.04
Stearic60.57.06
Oleic (Omega 9)934.08
Linoleic (Omega 6)20.331.43
Alpha-linolenic (Omega 3)0.52.14
Nguồn: Gấc: Các hợp chất hoạt tính sinh học, lựa chọn chế biến và sử dụng các sản phẩm chế biến, Kha Chấn Tuyền & Nguyễn H Minh – Trường Môi trường và Khoa học cuộc sống, Đại học Newcastle.
← Bài trước Bài sau →