TRÁI GẤC VIỆT NAM, NỮ HOÀNG CỦA ĐÔI MẮT

TRÁI GẤC VIỆT NAM, NỮ HOÀNG CỦA ĐÔI MẮT

Trái gấc (tên khoa học Momordica cochinchinensis) từ lâu đã được công nhận nhờ những lợi ích đáng kể cho sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng tăng cường, cải thiện thị lực tuyệt vời của loại quả này, bởi vậy chúng tôi gọi trái gấc là ‘Nữ hoàng của đôi mắt’. Hàm lượng Beta-carotene (nguồn cung cấp chính trong tự nhiên của tiền chất Vitamin A) trong trái gấc cao gấp 15 lần trong cà rốt. Ngoài ra, trong trái gấc còn chưa hàm lượng lớn Lycopene, một trong những chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất trong tự nhiên. Hàm lượng Lycopene trong trái gấc cao gấp 70 lần trong cà chua. Bên cạnh đó, lượng axit béo có trong trái gấc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tan trong chất béo. Ba hoạt chất dinh dưỡng này (Beta-carotene, Lycopene, các axit béo) kết hợp cùng nhau giúp cho đôi mắt chúng ta khỏe mạnh và duy trì thị lực.
Gấc được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam và mọc một cách tự nhiên ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới (chẳng hạn ở các nước Nam Á, Trung Quốc và phía Đông Bắc nước Úc) dưới dạng dây leo. Ở Việt Nam – đất nước bản địa của gấc, gấc được trồng ở nhiều vùng khác nhau, từ đồng bằng châu thổ tới miền duyên hải và vùng đồi núi. Hàm lượng các Carotenoid (Beta-carotene, Lycopene) trong trái gấc có sự khác biệt dựa vào điều kiện địa lý và khí hậu, tuy nhiên, điều kiện lý tưởng cho trái gấc có hàm lượng Carotenoid cao được xác định là tại khu vực miền núi phía Bắc và Trung Việt Nam. Trái gấc bao gồm 4 phần chính: vỏ, hạt, cùi và màng hạt. Phần lớn Carotenoid và các axit béo tập trung ở màng hạt (phần màng bao quanh hạt gấc) và dầu gấc được chiết xuất từ phần này.
Nhờ hàm lượng Carotenoid cao mà từ lâu trái gấc đã được sử dụng làm thực phẩm cũng như làm một vị thuốc quý tại Việt Nam. Trái gấc có tác dụng phòng ngừa hiệu quả một số bệnh, bao gồm các bệnh về mắt, tim mạch và cả ung thư. Đối với người Việt Nam, gấc được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn vào những dịp đặc biệt để chế biến món “xôi gấc”, món ăn này được làm bằng cách trộn hạt và cùi gấc với gạo để tạo ra màu đỏ tự nhiên cũng như hương vị đặc biệt. Món ăn này được thưởng thức vào những dịp quan trọng như đám cưới, năm mới âm lịch và những dịp lễ khác.
Trái gấc mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Loại quả này được biết đến là nguồn cung cấp tự nhiên của các Carotenoid, tập trung nhiều ở phần màng hạt gấc. Trong số các loại Carotenoid này, Beta-carotene có khả năng ngăn ngừa và điều trị triệu chứng thiếu vitamin A và thậm chí là cả ung thư, như được báo cáo gần đây trong các nghiên cứu. Do hàm lượng Lycopene trong trái gấc cao gấp 70 lần trong cà rốt, nó có thể bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi tác hại của thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, Lutein và Zeaxanthin, các hoạt chất được tìm thấy trong phần vỏ quả, cũng có tác dụng tốt đối với sức khỏe đôi mắt. Ngoài ra, phần màng hạt gấc cũng chứa một lượng dồi dào các chất dinh dưỡng khác như các axit béo, vitamin A, vitamin E, hợp chất flavonoid và polyphenol. Tuy nhiên, do sự thiếu phổ biến trong nhận thực của người dân về giá trị tiềm năng đối với sức khỏe của loại quả này mà việc ứng dụng nó vào chế độ ăn còn nhiều hạn chế.
← Bài trước Bài sau →