OMEGA 3.6.9, HỖ TRỢ HẤP THU GẤP 8 LẦN

OMEGA 3.6.9, HỖ TRỢ HẤP THU GẤP 8 LẦN

Tối ưu hóa khả năng hấp thụ Beta-carotene và Lycopene
Để có thể được cơ quan tiêu hóa của con người hấp thụ, các chất dinh dưỡng phải liên kết với các phân tử chất béo. Vì lý do này, lợi ích của các axit béo thiết yếu (chẳng hạn omega-3, chủ yếu được tìm thấy trong dầu cá) được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây không có đủ chất béo để giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng mà chúng có, do đó khả năng cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó sẽ giảm xuống hoặc bị hạn chế.
Sự hiện diện của chất béo ở lớp màng hạt gấc đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như Beta-carotene và Lycopene. Carotenoid được chuyển tới các mô bằng lipoprotein mật độ thấp (LDL) tuần hoàn trong máu. Gấc chứa hàm lượng cao chất béo liên kết với carotenoid, giúp việc đưa carotenoid tới các tế bào được thuận tiện. Theo trọng lượng, gấc chứa 22% axit béo, bao gồm nồng độ cao các axit chưa bão hòa oleic, axit linoleic (30,2 và 28,3%) và axit palmitic (30,4%).
Trong một nghiên cứu về gấc tại Việt Nam, 185 trẻ mẫu giáo đã được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm và tham gia vào thử nghiệm. Cả ba nhóm đều được cho ăn xôi gấc, nhưng trong nhóm 1, lượng beta-carotene được kiểm soát ở mức 3.5 mg, nhóm 2 ăn xôi chứa 5 mg beta-carotene dạng bột, nhóm cuối cùng ăn xôi không qua kiểm nghiệm hàm lượng beta-carotene. Vào cuối cuộc thử nghiệm, người ta phát hiện nhóm đầu tiên có lượng retinol và carotenoids (alpha-carotene, beta-carotene, lycopene và zeaxanthin) trong máu cao hơn trong hai nhóm còn lại, đặc biệt là nhóm ăn xôi chứa bột tổng hợp. Tương tự, nghiên cứu tại các nơi khác trên thế giới cũng gợi ý rằng tiêu hóa carotenoids thực vật cùng chất béo (ví dụ cho thêm dầu bơ hay oliu vào salad) cải thiện đáng kể sức hấp thụ của cơ thể. Mặt khác, giới khoa học cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu beta-carotene nhất định gần như không làm tăng (hoặc tăng rất ít) lượng beta-carotene hoặc retinol trong huyết thanh. Vì thế, các axit béo (mà trong gấc chứa rất nhiều) đóng vai trò chủ chốt trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể. Nói cách khác, có thể cho rằng các axit béo trong gấc làm cho beta-carotene trở nên dễ hấp thụ hơn.
Các lợi ích từ Omega 3, 6, 9
Trái gấc chưa một lượng dồi dào Omega 3, 6, 9 – các axit béo thiết yếu rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Các nhà nghiên cứu cho rằng các axit béo omega-3 có tác dụng tích cực với sức khỏe tim mạch có thể cũng có ích cho đôi mắt. Mặc dù gấc không chứa DHA và EPA (hai loại omega-3 được cho là quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng), nó chứa một loại axit béo omega-3 khác là alpha-linolenic, và đây là loại chất béo có lợi trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Axit alpha-linolenic cũng cho thấy tác dụng tăng cường sức khỏe đôi mắt. Theo một thử nghiệm không thiên vị, ngẫu nhiên và có kiểm soát (DB-RCT), axit alpha-linolenic giúp cải thiện các triệu chứng khô mắt, giảm chứng viêm mắt, bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của tia tử ngoại. Trong gấc còn có chứa một lượng đáng kể axit Linoleic (Omega 6), cùng hàm lượng với trong hạt cải dầu, cây lưu ly, mầm lúa mì và nho đen. Axit linoleic được biết đến với tác dụng giảm đau thần kinh, chống viêm, điều trị viêm khớp dạng thấp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Axit béo thiết yếu thứ ba có trong gấc là axit Oleic (Omega 9). Lượng axit oleic trong quả gấc giống như trong dầu hướng dương, dầu đậu nành và ngô. Lợi ích của Omega 9 đối với sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ, tăng năng lượng, giảm sự nóng giận và cải thiện tâm trạng, cũng như cải thiện tình trạng bệnh Alzheimer. (Các axit béo còn lại trong gấc chủ yếu là stearic, linoleic, palmitic, và một số axit khác với hàm lượng thấp hơn.) Vì vậy, nên cân nhắc thêm các sản phẩm từ gấc vào khẩu phần ăn hàng ngày. Thêm nữa, dầu gấc cũng giúp chữa bệnh khô mắt và quáng gà.
← Bài trước Bài sau →