Đôi mắt – bộ phận quan trọng và cũng nhạy cảm nhất trên cơ thể
Đôi mắt là cửa sổ nhậc thức của chúng ta ra thế giới, bởi vậy tầm quan trọng của chúng là không thể phủ nhận. Hệ thống thị lực yêu của con người yêu cầu rất nhiều năng lượng để vận hành. Trong một bài viết trên tạp chí Eye and Brain Journal số tháng 7 năm 2010, trong não bộ – một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể, hệ thống thị lực nằm trong số những hệ thống tiêu thụ nhiều năng lượng nhất. Bên cạnh đó, thị giác đã được chọn là giác quan quan trọng nhất bởi rất nhiều người tham gia một khảo sát gần đây tại Mỹ, lí do là bởi mọi người có xu hướng sợ hãi bị mất đi năng lực thị giác hơn hẳn so với mất đi các giác quan còn lại.
Đôi mắt tuy nhỏ bé nhưng có khả năng đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ phức tạp. Nhờ vào đôi mắt, chúng ta thậm chí có thể nhìn thấy được những ngôi sáo cách ta hàng triệu năm ánh sáng, phân biệt hàng nghìn màu sắc, và khả năng tập trung của đôi mắt thì lớn gấp nhiều lần bất cứ loại máy ảnh hiện đại nào. Tuy nhiên, đôi mắt của chúng ta rất nhạy cảm, theo cuốn Environmental and Occupational Medicine, hai bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể người là đôi mắt và tinh hoàn. Các yếu tố như tia tử ngoại từ mặt trời và ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại thông minh và máy tính có thể gây hại đến đôi mắt. Theo các nghiên cứu, tiếp xúc với tia UV có liên quan tới các rối loạn mắt khác nhau, chẳng hạn như UV-B có thể gây ra đục thủy tinh thể. Tương tự, mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh và bệnh thoái hóa điểm vàng nghiêm trọng cũng được chỉ ra. Do mắt phải làm việc vất vả hơn dưới nhiều áp lực, chúng dễ trở nên mệt mỏi. Khi đôi mắt trở nên yếu đi, chúng dễ bị tấn công bởi các gốc tự do.
Các gốc tự do là gì?
Các gốc tự do là các nguyên tử đơn lẻ tìm kiếm thêm electron mà chúng thiếu để lấp đầy khoảng trống bên trong. Rất không ổn định và có tính phản ứng cao, chúng sẵn sàng tấn công bất kỳ tế bào nào đủ yếu để bị vượt qua. Hành vi trộm cắp electron, được gọi là quá trình oxy hóa, làm hại màng tế bào, phá vỡ chúng và làm cho chúng hoạt động kém hiệu quả cũng như dễ bị bệnh hơn. Liên quan đến mắt, các gốc tự do làm tăng nguy cơ đối với sự thay đổi thị lực, mất thị lực, sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Tác hại của chất gây oxy hóa có thể là nguồn gốc của hầu hết các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh do tuổi tác gây ra. Các bệnh này có thể bị gây ra bởi nhiều yếu tố như tia tử ngoại, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hút thuốc lá, stress và sự nhiễm trùng. May mắn là sự oxy hóa có thể được giảm đi đáng kể nhờ có các chất chống oxy hóa.
Tác dụng của các chất chống oxy hóa
Hư hại gây ra bởi các gốc tự do có thể bị vô hiệu hóa bởi các chất chống oxy hóa do chúng có khả năng tặng electron cho các nguyên tử đơn lẻ không bền vững. Sau khi được trung hòa, các gốc tự do sẽ trở nên ổn định và không tiếp tục cố gắng tấn công các tế bào của cơ thể. Các chất chống oxy hóa chủ yếu đến từ các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Khi chúng ta già đi, lượng các chất chống oxy hóa trong cơ thể sẽ giảm dần. Do đó, việc bổ sung vào cơ thể các chất chống oxy hóa hữu ích là rất cần thiết.
Do đôi mắt luôn phải làm việc vất vả hơn so với các bộ phận khác của cơ thể, chúng cần lượng lớn hơn các chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa giúp các tế bào trong mắt trở nên khỏe mạnh cũng như trung hòa các gốc tự do nhắm vào chúng, từ đó duy trì sức khỏe đôi mắt.