TRÁI GẤC VÀ TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE ĐÔI MẮT

TRÁI GẤC VÀ TÁC DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE ĐÔI MẮT

Trong ngũ quan của con người, thị lực được coi là quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khả năng mắc các bệnh về mắt là tương đối cao. Trong quá trình trao đổi chất thông thường, các hoạt động hàng ngày như sử dụng thiết bị di động, máy tính cũng như thông qua tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm và độc tố như bụi đường, khói thuốc, các gốc tự do và các loại oxy hoạt tính có thể được tạo ra, phá hủy các phân tử thiết yếu trong cơ thể chúng ta (chẳng hạn protein, lipid, thậm chí là DNA). Trong số đó, các hoạt động trao đổi chất liên quan đến mắt chiếm tỉ lệ đặc biệt cao, theo đó khả năng chịu hư hại cũng cao hơn.

Nếu bạn tự hỏi về mối liên hệ giữa trái gấc và sức khỏe đôi mắt, và tại sao chúng tôi lại gọi gấc là ‘Nữ hoàng của đôi mắt’ thì câu trả lời nằm ở sự đặc biệt của trái gấc mà không loại quả nào có được. Gấc có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng mà bạn cần để bảo vệ sức khỏe đôi mắt, và tuyệt vời hơn nữa là, các thành phần dinh dưỡng này trong trái gấc đều đạt hàm lượng cao. Đây là loại quả thực sự được sinh ra để dành cho đôi mắt của chúng ta.

Các chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe đôi mắt mà trái gấc mang tới (chẳng hạn như Beta-carotene, Lycopene, vitamin C) vượt xa về hàm lượng so với các loại trái cây cũng như rau củ khác. Hàm lượng Beta-carotene trong gấc cao gấp 10 lần so với cà rốt, hàm lượng Lycopene trong gấc cao gấp 70 lần so với cà chua, hàm lượng vitamin C trong gấc cao gấp 40 lần so với cam và hàm lượng Zeaxanthin trong gấc cao gấp 40 lần so với ngô. Beta-carotene là nguồn cung chủ yếu tiền chất vitamin A trong tự nhiên, hoạt chất này được báo cáo là có tác dụng trong việc ngăn ngừa việc thiếu hụt vitamin A, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mù và giúp duy trì tầm nhìn ban đêm tốt. Lycopene được coi là một trong số các chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất trong tự nhiên.

Điều mà ít ai ngờ tới là, chế độ ăn với các chất dinh dưỡng thích hợp (chủ yếu là chất chống oxy hoá) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khoẻ mắt, bởi lẽ mắt người không thể thực hiện tốt chức năng của mình nếu cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng phù hợp. Ví dụ, trong Nghiên cứu về các bệnh liên quan tới mắt – một nghiên cứu y học được tài trợ bởi Viện mắt quốc gia Hoa Kì – cho thấy, so sánh với hầu hết các bộ phận khác của cơ thể, đôi mắt đặc biệt nhạy cảm với các tổn thương gây ra bởi quá trình oxy hóa do tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thị lực bao gồm các vitamin và khongs chất có tác dụng chống oxy hóa (ví dụ như Carotenoids (Beta-carotene, Lutein, Zeaxanthin), vitamins C và E, kẽm). Thêm vào đó, một khảo sát gần đây được thực hiện bởi Hội dinh dưỡng mắt cho thấy 70% dân số hiện nay trong độ tuổi từ 45-65 xếp hạng thị lực là giác quan quan trọng nhất trong năm giác quan của con người, tuy nhiên hơn một nửa trong số đó không nhận thức được tầm quan trọng của các dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đôi mắt. Để bảo vệ đôi mắt của chúng ta, việc nạp vào cơ thể nguồn kết hợp beta-carotene, vitamins C, E và kẽm giúp ngăn bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) phát triển và trở nên trầm trọng hơn, giảm nguy cơ khoảng 25% ở bệnh nhân cho thấy các dấu hiệu nghiêm trọng của căn bệnh. Đây là cách duy nhất đã được khoa học xác minh là giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển.

Việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho đôi mắt là rất quan trọng, bên cạnh đó, làm sao để cơ thể hấp thụ được một cách tốt nhất các dưỡng chất này cũng quan trọng không kém. Trong một nghiên cứu* trên trẻ em Việt Nam, 185 trẻ mẫu giáo tham gia được chia làm hai nhóm, trong đó một nhóm được bổ sung xôi gấc trong khẩu phần ăn với 3,5mg Beta-carotene, nhóm còn lại được bổ sung 5mg Beta-carotene nhưng dưới dạng bột. Kết quả cho thấy nhóm đầu tiên có nồng độ retinol và carotenoid trong huyết tương cao hơn so với nhóm còn lại (P=0.0053). Nghiên cứu này kết luận rằng chính thành phần các axit béo trong trái gấc đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể. Nguyên nhân là do chất béo gắn với carotenoid trong thực vật giúp tăng đáng kể khả năng hấp thụ của cơ thể.

(*Nồng độ beta-carotene và retinol trong huyết tương của trẻ tăng sau khi bổ sung trái cây Momordica cochinchinensis (Gấc) trong 30 ngày, Vương Thùy Lê, 2002)

Năm 1941, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện carotenoid trong gấc, nhưng chỉ đến tận gần đây, người ta mới nhận thấy rằng trong gấc có chứa Beta-carotene và Lycopene với hàm lượng cao đặc biệt. Trái gấc đang dần được biết đến nhiều hơn với tư cách nguồn cung cấp carotenoid hàng đầu, đặc biệt là hai chất carotenoid mạnh mẽ nói trên. Hơn thế nữa, gấc chứa rất nhiều lipocarotenes (các carotenoid gắn kết với axit) giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển các carotenoids quan trọng tới tế bào. 

← Bài trước Bài sau →